“CHÁY” HƯỚNG DẪN VIÊN NỘI ĐỊA MÙA DU LỊCH

Dưới cái nóng oi ả của mùa hè 2018, hàng triệu người đổ dồn về các khu du lịch, nghỉ dưỡng để mong tìm kiếm sự mát mẻ, và đó cũng là các hướng dẫn viên du lịch chạy bở hơi tai để đáp ứng nhu cầu khổng lồ của ngành “dịch vụ không khói” này.

Theo số liệu Tổng cục thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 6/2018 ước đạt 1.183.102 lượt, tăng 1,9% so với tháng 5/2018 và tăng 24,6% so với cùng kỳ năm 2017. Tính chung 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 7.891.530 lượt khách, tăng 27,2% so với cùng kỳ năm 2017. Mùa hè đến, nhu cầu du lịch tăng cao khiến cho các công ty du lịch chật vật trong việc tìm kiếm hướng dẫn viên các tour nội địa và cả quốc tế.

Cát Bà “thất thủ” - Ảnh được cung cấp từ HDV Du lịch

Bãi biển Sầm Sơn

Chị Nguyễn Thị Ngọc Lan – Giám đốc điều hành công ty du lịch Monisa Travel, đồng thời cũng là giảng viên Khoa Du lịch, trường Đại học Khoa học Thái Nguyên cho biết: “Hiện nay công ty tôi gồm có 10 nhân sự, trong đó có 05 nhân sự làm full-time, còn lại là các sinh viên và các cộng tác viên làm bán thời gian. Trong những tháng cao điểm này, chúng tôi liên tục tuyển các hướng dẫn viên du lịch tự do với mức công tác phí 500.000 đồng/ngày, song không đủ để đáp ứng”.

Nguyễn Thị Ngọc Lan (đứng giữa) – Giám đốc điều hành công ty du lịch Monisa Travel, giảng viên Khoa Du lịch, trường Đại học Khoa học

Bạn Vũ Khắc Điệp, hướng dẫn viên du lịch công ty Âu Lạc chia sẻ: “Là hướng dẫn viên du lịch mới vào nghề chưa được bao lâu, nhưng số lượng tour du lịch của tôi cũng khá nhiều, có thể tính khoảng 20ngày/tháng. Đến nỗi nhiều lúc mệt đến nỗi nghĩ xách balo lên đi là oải, chỉ muốn về với gia đình”.

Vũ Khắc Điệp – SV ngành Du lịch K12

Hiện cả nước có hơn 13.500 hướng dẫn viên quốc tế phục vụ cho gần 13 triệu lượt khách quốc tế và hơn 7 triệu lượt khách Việt ra nước ngoài; hơn 8.200 hướng dẫn viên nội địa phục vụ hơn 73 triệu lượt khách. Ước tính để phục vụ lượng khách trên, cần tối thiểu khoảng 25.000 hướng dẫn viên quốc tế và 50.000 hướng dẫn viên nội địa. Có thể thấy rằng, với nhu cầu hiện nay, áp lực đặt ra với các cơ sở giáo dục trong việc đào tạo cử nhân Du lịch đáp ứng được nhu cầu xã hội là rất lớn/.

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỚI NGÀNH DU LỊCH

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, hiện nay, nguồn lao động của ngành Du lịch mới đáp ứng được hơn một nửa nhu cầu thực tế. Trong số đó, chỉ có 42% được đào tạo bài bản, đáp ứng được chuyên môn, kỹ năng của ngành. Điều này đã đặt ra bài toán về sự THIẾU và YẾU trầm trọng nguồn nhân lực ngành Du lịch. 

Nhận thức được điều đó, Khoa Du lịch – Đại học Khoa học Thái Nguyên đã và đang nỗ lực “thay máu” nguồn lao động, góp phần giải bài toán về CHẤT và LƯỢNG của ngành du lịch. 

NHỮNG ƯU VIỆT KHI HỌC NGÀNH DU LỊCH CÙNG CHÚNG TÔI

Chương trình ngành Du lịch sẽ giúp các bạn trở thành những nhân viên chuyên nghiệp, tâm huyết, tay nghề cao về lĩnh vực Du lịch; đáp ứng nhu cầu về kỹ năng, chuyên môn của đối tượng lao động như: Nhân viên lễ tân, hướng dẫn viên du lịch, nhân viên quầy bar...

  • Sinh viên ngành du lịch được trang bị những kiến thức nền tảng về:

           - Kiến thức chung về du lịch như: Địa lý du lịch, Tài nguyên du lịch, Du lịch sinh thái, Pháp luật du lịch, Kinh tế du lịch, Tập quán và tâm lý du khách, Tuyến điểm du lịch, Marketing du lịch, Phát triển du lịch bền vững, Quản trị kinh doanh du lịch, Du lịch cộng đồng…

           - Kiến thức chuyên sâu về nghề như: Nghiệp vụ hướng dẫn, Nghiệp vụ lữ hành, Nghiệp vụ khách sạn cơ bản, Nghiệp vụ nhà hàng, Tổ chức sự kiện, Nghiệp vụ pha chế đồ uống, Nghiệp vụ chế biến món ăn (Âu – Á)...

  • Hình thành và rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng phát triển nghề:

           - Kỹ năng về Nghiệp vụ nhà hàng – khách sạn: Gồm các kỹ năng về kỹ thuật pha chế đồ uống; Kỹ thuật làm bánh; Kỹ thuật chế biến món ăn; Xây dựng và phát triển thực đơn; Trang thiết bị và dịch vụ bổ sung trong khách sạn; Giao tiếp và ứng xử trong khách sạn; Giám sát khách sạn; Chăm sóc khách hàng…

           - Kỹ năng về Nghiệp vụ lữ hành – hướng dẫn: Gồm các kỹ năng về phương pháp hướng dẫn du lịch; Kỹ năng thiết kế tour chuyên nghiệp; Kỹ năng hoạt náo du lịch; Kỹ năng sơ cấp cứu trong hướng dẫn du lịch; Kỹ năng tổ chức sự kiện; Kỹ năng truyền thông sự kiện…

  • Nhà trường luôn chủ động thiết kế các chương trình studytour cho sinh viên theo hình thức đào tạo thực hành tại các doanh nghiệp trên địa bàn. Kết thúc thời gian thực hành nghề, sinh viên có cơ hội làm việc tại chính doanh nghiệp mình thực tập.

  • Chúng tôi tự hào là đơn vị luôn tích cực và tiên phong trong việc liên kết với các doanh nghiệp du lịch về đào tạo nghề, thực tập, thực hành nghề và cung cấp nguồn nhân lực theo nhu cầu của các doanh nghiệp.

Do đó, chúng tôi đã:

           - Cung cấp 80% nguồn nhân lực cho các khách sạn, công ty lữ hành hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

           - Mang lại cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên của mình ngay khi ngồi trên ghế nhà trường.

  • Là đơn vị đào tạo đại học đi đầu trong Đại học Thái Nguyên về việc trang bị phòng thực hành nghề du lịch và các cơ sở vật chất khác, chúng tôi đảm bảo nhu cầu thực hành nghề theo yêu cầu của các doanh nghiệp du lịch.

Trước nhu cầu lớn đến vậy của ngành du lịch thời gian tới, hãy để chúng tôi giúp các bạn đón bắt nhu cầu xã hội

trong tầm tay!!!!

[NGÀNH DU LỊCH] CƠ HỘI VIỆC LÀM RỘNG MỞ

[NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH]

TNUS MEDIA