Tham vấn
Chương trình đào tạo: THAM VẤN
Ngành đào tạo: Công tác xã hội (Social Work)
Mã ngành: 7760101
Trình độ đào tạo: Đại học
Thời gian đào tạo: 4 năm
Tổng số tín chí: 135
Tổ hợp môn thi/xét tuyển

Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí (C00)

Ngữ văn, Toán, GDCD (C14)

Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (D01)

Toán, GDCD, Tiếng Anh (D84)

 I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu chung

Đào tạo Cử nhân chuyên ngành Tham vấn có kiến thức, kỹ năng thực hành CTXH và tham vấn chuyên sâu như tâm lý trị liệu, tham vấn tâm lí…để trở thành một nhà nghiên cứu hoặc chuyên gia tham vấn tâm lý chuyên nghiệp, từ đó vận dụng các kiến thức cơ bản của CTXH và tham vấn tâm lý để giải thích (lý giải), trị liệu các vấn đề/hiện tượng tâm lý xã hội nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống.

2. Mục tiêu cụ thể

Có kiến thức cơ bản về Khoa học xã hội và nhân văn, khoa học chính trị, pháp luật, ngoại ngữ, tin học, quốc phòng-an ninh để đảm bảo cơ hội học tập suốt đời.

- Có kiến thức chuyên môn, thành thạo các kỹ năng thực hành nghề nghiệp, có khả năng phát hiện, nhận diện và chẩn đoán được các hiện tượng tâm lý xã hội, các vấn đề xã hội; kiến thức về quy trình tham vấn thuộc các loại hình tham vấn khác nhau và trong các lĩnh vực khác nhau của công tác xã hội, đáp ứng tốt các vị trí việc làm đòi hỏi nghiệp vụ CTXH và tham vấn chuyên sâu...

- Vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên để thống kê, phân tích, đánh giá các tài liệu khoa học, phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và thực nghiệm.

- Vận dụng được hệ thống kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành để giải quyết các vấn đề chuyên môn nghề nghiệp trong hoạt động thực tiễn, lập kế hoạch giám sát, quản lý điều hành hoạt động thực hành và nghiên cứu thuộc lĩnh vực chuyên môn nghề nghiệp.

- Có kỹ năng giao tiếp; kỹ năng nhận diện; kỹ năng lập kế hoạch để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực tham vấn; kỹ năng khởi nghiệp, tự tạo việc làm cho mình và cho người khác.

- Có kỹ năng sử dụng ngoại ngữ và CNTT cơ bản.

- Có kỹ năng vận động và kết nối nguồn lực xã hội để phục vụ cho các hoạt động nghề nghiệp.

- Có kỹ năng thực hành nghề trong lĩnh vực Tham vấn.

- Có kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phản biện, phê phán; kỹ năng đánh giá chất lượng công việc, hướng dẫn nghiệp vụ.

- Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm trong các môi trường khác nhau.

- Có khả năng chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với nhóm trong quá trình nghiên cứu hoặc triển khai các hoạt động thực tiễn liên quan đến nghề chuyên môn.

- Hướng dẫn, giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực CTXH và tham vấn.

- Có khả năng tự định hướng, phản biện thuộc lĩnh vực chuyên môn.

- Có năng lực lập kế hoạch, điều phối và quản lý các nguồn lực thuộc lĩnh vực tham vấn.

- Tuân thủ các quy định về đạo đức nghề trong quá trình thực hành và nghiên cứu.

II. VỊ TRÍ VIỆC LÀM

- Làm việc tại các cơ sở quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Viện nghiên cứu, trường Đại học, các cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ,… có các hoạt động hoặc dịch vụ về tham vấn và CTXH.

- Làm CTXH/tham vấn viên chuyên nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau như: chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, tư vấn pháp luật, truyền thông, xã hội, văn hoá, môi trường...

- Nhân viên tham vấn trong các cơ sở y tế, bệnh viện, trường học,…

- Cung ứng dịch vụ tham vấn tại các cơ sở và tổ chức xã hội (các cơ sở, cơ quan, tổ chức công và tư). 

- Nhà tư vấn/tham vấn trong các công ty, doanh nghiệp, trung tâm làm dịch vụ tư vấn/tham vấn tâm lý,... Thiết kế và thực hành giáo dục kỹ năng sống cho cộng đồng. Làm việc cho các dự án liên quan đến sức khỏe tâm lý của con người.

- Chuyên gia, điều phối viên cho các tổ chức phi chính phủ liên quan đến các dự án hỗ trợ con người và phát triển cộng đồng.

- Làm việc trực tiếp tại các cơ sở nghiên cứu - đào tạo có liên quan đến CTXH.

- Giáo viên can thiệp, trị liệu trong các cơ sở giáo dục chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật, tự kỷ,…

- Chức danh có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp (tùy thuộc vào vị trí công tác): giảng viên, nghiên cứu viên, công chức, nhân viên xã hội, CTXH viên

III. ĐỐI TÁC SẼ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG, THỰC TẬP

- Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên

- Trung tâm Nghiên cứu, Tư vấn Tâm lý, Hỗ trợ và PTCĐ Thái Hà

- Trung tâm Khánh An Thái Nguyên

- UBND các cấp từ cấp xã tại tỉnh Thái Nguyên và khu vực lân cận

- Các trung tâm tham vấn tâm lý, phòng CTXH trong bệnh viện, trường học trong và ngoài địa bàn tỉnh Thái Nguyên

IV. THÔNG TIN TƯ VẤN - ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN

Văn phòng Khoa Khoa học xã hội và nhân văn (P.311 – Nhà Hiệu bộ) – Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên (Phường Tân Thịnh, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên)

Phó Trưởng khoa: TS. Tạ Thị Thảo, SĐT: 0988.820.020

Website của Khoa: http://khxhnv.tnus.edu.vn/

Facebook của Khoa: https://www.facebook.com/ctxh.tnus

Website Trường: http://tuyensinh.tnus.edu.vn/