Thạc sĩ Quản lý Tài nguyên và Môi trường

 

Ngành đào tạo: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Mã ngành: 60.85.01.01
Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
Thời gian đào tạo: 2 năm

 I. GIỚI THIỆU CHUNG

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học có đủ kiến thức đa ngành về lĩnh vực quản lý, sử dụng và tái tạo tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Các học viên sau khi tốt nghiệp sẽ có kỹ năng nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, đánh giá, đề xuất các giải pháp khoa học nhằm giải quyết những vấn đề trong thực tiễn hoạt động khai thác, bảo vệ, bảo tồn tài nguyên, quản lý tài nguyên và đa dạng sinh học ở quy mô địa phương, vùng, quốc gia và khu vực; Thực hiện quy hoạch, dự báo, phòng chống và xử lý các tai biến tự nhiên và môi trường trong các hoạt động khai thác tài nguyên, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững ở quy mô vùng và địa phương.

Tham gia đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường ngoài đội ngũ cán bộ cơ hữu gồm các giáo sư, phó giáo sư, tiễn sĩ của trường Đại học Khoa học và các trường Đại học thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên; chương trình còn mời nhiều giáo sư, tiến sĩ đầu ngành trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường thuộc các Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Bách Khoa Hà Nội; Viện Công nghệ Môi trường, Viện Địa lý thuộc viện HLKHCN Việt Nam trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn luận văn thạc sĩ.

Học viên được thực hiện đề tài luận văn tại trường Đại học Khoa học, Viện Công nghệ môi trường, Viện địa lý, các Trung tâm và các Viện có liên quan đến lĩnh vực môi trường, quản lý tài nguyên. Bên cạnh đó, học viên còn được tham dự các hội thảo khoa học, các chương trình, dự án khoa học liên quan đến chuyên môn.

Những người có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng/phù hợp sau có thể tham gia dự thi ngay sau khi tốt nghiệp: Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Quản lý đất đai, Quản lý tài nguyên rừng, Khoa học Môi trường, Địa lý học, Địa lý Tự nhiên.

Những người có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với chuyên ngành đăng kí dự thi thì có thể được học bổ sung một số học phần trước khi dự thi, cụ thể các ngành sau đây: Khoa học đất, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Kỹ thuật môi trường, Kinh tế tài nguyên thiên nhiên, Bản đồ học, Địa chất học, Khí tượng học, Thủy văn học, Sinh học, Nông học, Phát triển nông thôn, Kinh tế,...

Các học phần cần bổ sung: Cơ sở khoa học môi trường; Quản lý tài nguyên; Đánh giá tác động môi trường.

II. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Về kiến thức:

- Làm chủ kiến thức chuyên ngành, có thể đảm nhiệm công việc của chuyên gia, có tư duy phản biện trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, quản lý môi trường.

- Có kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lý liên quan đến lĩnh vực quản lý tài nguyên, quản lý môi trường.

- Có kiến thức chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ.

2. Về kĩ năng:

- Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp, chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, quản lý môi trường.

- Có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới, phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường.

- Có thể đọc hiểu một báo cáo, tài liệu tham khảo; viết báo cáo; trình bày các ý kiến liên quan đến chuyên môn bằng ngoại ngữ.

3. Về năng lực:

- Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề liên quan đến chuyên môn; nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao; xử lý những vấn đề và đề xuất những sáng kiến có giá trị thuộc lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường.

- Có năng lực xây dựng, thẩm định kế hoạch; phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường.

- Có năng lực tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh và dẫn dắt chuyên môn thuộc lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường.

- Có năng lực đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn thuộc lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường.

III. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

 

IV. ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

1. Danh sách giảng viên cơ hữu

STT Họ và tên, chức vụ hiện tại Học hàm, năm phong Học vị, nước, năm tốt nghiệp Chuyên ngành

1

Ngô Văn Giới, Trưởng Khoa, Trường ĐH khoa học - Đại học Thái Nguyên

PGS - 2018

Tiến sĩ, GVCC, Việt Nam, 2013

Khoa học môi trường/ Môi trường đất và nước

2

Kiều Quốc Lập, Phó Trưởng Khoa, Trường ĐH khoa học - Đại học Thái Nguyên

 

Tiến sĩ, GVC, Trung Quốc, 2014

Quản lý tài nguyên và môi trường

3

Văn Hữu Tập, Trưởng Bộ môn, Trường ĐH khoa học – Đại học Thái Nguyên

 

Tiến sĩ, GVC, Việt Nam, 2015

Khoa học môi trường/Công nghệ xử lý môi trường

4

Đỗ Thị Vân Hương, Trưởng Bộ môn Trường ĐH khoa học - Đại học Thái Nguyên

 

Tiến sĩ, Việt Nam, 2014

Địa lý tài nguyên và môi trường

5

Vương Trường Xuân, Giảng viên Trường ĐH khoa học - Đại học Thái Nguyên

 

Tiến sĩ, CHLB Đức, 2015

Hóa môi trường

6

Trần Viết Khanh, Giảng viên Trường ĐH khoa học – Phó giám đốc ĐH Thái Nguyên

PGS - 2009

Tiến sĩ, GVCC, Việt Nam, 2001

Địa lý tài nguyên và môi trường

7

Vi Thùy Linh, Trưởng Bộ môn Trường ĐH khoa học – Đại học Thái Nguyên

 

Tiến sĩ, Việt Nam, 2016

Môi trường phát triển bền vững

8

Chu Thành Huy, Phó Trưởng Khoa Trường ĐH khoa học – Đại học Thái Nguyên

 

Tiến sĩ, Việt Nam, 2017

Quản lý Tài nguyên và Môi trường

9

Hoàng Văn Phụ, Phó trưởng khoa Quốc tế, Đại học Thái Nguyên.

PGS - 2005

Tiến sĩ, GVCC Thái Lan, 1991

Quản lý tài nguyên và môi trường nông nghiệp

10

Đặng Văn Minh, Giảng viên, Đại học Thái Nguyên

GS - 2015

Tiến sĩ, GVCC Canada, 2002

Khoa học đất

11

Nguyễn Thị Phương Mai, Giảng viên Trường ĐH khoa học – Đại học Thái Nguyên

 

Tiến sĩ, GVC, Đức, 2015

Quản lý Tài nguyên

12

Nguyễn Thị Đông, Giảng viên Trường ĐH khoa học – Đại học Thái Nguyên

 

Tiến sĩ, Việt Nam, 2020

Khoa học Môi trường

2. Danh sách giảng viên thỉnh giảng

STT Họ và tên, chức vụ hiện tại Học hàm, năm phong Học vị, nước, năm tốt nghiệp Chuyên ngành

1

 Mai Văn Trịnh, Viện trưởng, Viện Môi trường nông nghiệp

PGS, 2005

 Tiến sĩ, GVCC, Hà Lan, 2007

 Môi trường nông nghiệp

 Lương Thị Hồng Vân, Giảng viên Trường ĐH khoa học – ĐH Thái Nguyên

PGS, 2005

Tiến sĩ, GVCC, Việt Nam, 1999

 Sinh thái  học

3

Phan Đình Binh, Giảng viên, Trường ĐH Nông lâm – Đại học Thái Nguyên

PGS, 2014

Tiến sĩ, GVCC, Đài Loan, 2011

Quản lý tài nguyên và môi trường

4

Nguyễn Xuân Trường, Trưởng ban, Đại học Thái Nguyên

PGS, 2015

Tiến sĩ, GVCC, Liên bang Nga, 2006

Địa lý kinh tế học

5

Phan Thị Thanh Hằng, Trưởng Phòng, Viện Địa lý

PGS, 2019

Tiến sĩ, GVCC, Nhật Bản, 2005

Tài nguyên nước

6

Phạm Hoàng Hải, Viện địa lý, Viện HLKHVN

GS, 2013

TSKH, GVCC, Nga, 1993

Quản lý tổng hợp tài nguyên

7 Uông Đình Khanh, Viện địa lý, Viện HLKHVN

PGS, 2015

Tiến sĩ,, GVCC, Việt Nam 2006

Địa lý Tài nguyên

8

Đào Đình Châm, Viện trưởng Viện địa lý, Viện HLKHVN

PGS, 2020

Tiến sĩ, GVCC, Nga, 2004

Tai biến thiên nhiên

9

Trịnh Văn Tuyên, Viện trưởng, Viện Môi Trường, Viện HLKHVN

GS, 2020

Tiến sĩ, GVCC, LB Nga 1999

Quản lý môi trường

10

Nguyễn Khanh Vân, Viện Hàn Lâm KHCN Việt Nam

GS, 2017

Tiến sĩ, GVCC, LB Nga 1995

Tài nguyên khí hậu

11

Ngô Trà Mai, Viện Hàn Lâm KHCN Việt Nam

PGS, 2019

Tiến sĩ, GVCC, Việt Nam, 2012

Đánh giá tác động môi trường

3. Danh sách cán bộ hướng dẫn luận văn thạc sĩ, hướng nghiên cứu, địa chỉ liên hệ:

STT Họ và tên Đơn vị công tác Hướng nghiên cứu Số điện thoại, địa chỉ Email
1 PGS.TS. Ngô Văn Giới Trường ĐHKH-ĐH Thái Nguyên

- Môi trường đất

- Đánh giá tác động môi trường

- Quản lý tài nguyên môi trường

0987343119

gioinv@tnus.edu.vn

2 TS. Kiều Quốc Lập Trường ĐHKH-ĐH Thái Nguyên

- Quản lý bền vững tài nguyên

- Ứng dụng công nghệ GIS, RS, GPS trong quản lý tài nguyên và môi trường

0985.281.380

lapkq@tnus.edu.vn

3 TS. Văn Hữu Tập Trường ĐHKH-ĐH Thái Nguyên

- Xử lý các chất ô nhiễm (chất hữu cơ, kim loại nặng) trong nước và nước thải bằng quá trình hấp phụ, ozone, keo tụ, fenton,..

- Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý nước thải

0983465086

tapvh@tnus.edu.vn

4 TS. Vi Thùy Linh Trường ĐHKH-ĐH Thái Nguyên

- Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại các cơ sở y tế

- Đánh giá việc triển khai thực hiện quản lý rừng bền vững và chi trả dịch vụ môi trường rừng

0914400428

linhvt@tnus.edu.vn

5 TS. Nguyễn Thị Phương Mai Trường ĐHKH-ĐH Thái Nguyên

- Quản lý tài nguyên và môi trường

- Giáo dục môi trường rừng

- Bảo vệ môi trường sinh thái

0965156068

maintp@tnus.edu.vn

6 TS. Chu Thành Huy Trường ĐHKH-ĐH Thái Nguyên

- Mô hình quản lí tài nguyên môi trường dựa vào cộng đồng

- Ứng dụng GIS đánh giá hiện trạng tài nguyên quy hoạch môi trường

0945374116

huyct@tnus.edu.vn

7 TS. Đỗ Thị Vân Hương Trường ĐHKH-ĐH Thái Nguyên

- Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch phục vụ phát triển du lịch bền vững

- Đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp, du lịch

- Đánh giá đất đai nhằm đề xuất loại hình sử dụng hợp lý cho sản xuất nông nghiệp huyện,…

0917758595

huongdtv@tnus.edu.vn

8 GS.TS. Đặng Văn Minh ĐH Thái Nguyên

- Nghiên cứu chế tạo vật liệu lưỡng cực trong môi trường đất

- Nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất bền vững

- Nghiên cứu đánh giá chất lượng đất và các giải pháp quản lý sử dụng đất bền vững

0912334310

minhdv@tnu.edu.vn

9 PGS.TS. Mai Văn Trịnh Viện Môi trường Nông nghiệp

- Nghiên cứu khả năng phát thải khí nhà kính 

- Đánh giá hiện trạng sử dụng phân bón và khả năng phát thải KNK trong sản xuất nông nghiệp

0975963668

maivantrinh@gmail.com

10 PGS.TS. Đào Đình Châm Viện HL KHCN Việt Nam

- Tài nguyên và môi trường nước

- Bảo vệ môi trường vùng cửa sông ven biển;

- Tai biến thiên nhiên

- Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai

0912.446.889

chamvdl@gmail.com

11 TS. Nguyễn Viết Lương Viện HL KHCN Việt Nam

- Xây dựng các mô hình tính toán sinh khối/trữ lượng/carbon/CO2 rừng

- Giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững rừng ngập mặn.

- Quy hoạch hệ thống cây xanh đô thị, điều tra đa dạng sinh học

0946257277

nvluong@sti.vast.vn

12 TS. Nguyễn Thanh Hoàn Viện HL KHCN Việt Nam

- Ứng dụng viễn thám và GIS trong quy hoạch quản lý tài nguyên môn trường;

- Địa lý tài nguyên môi trường.

0918461676

hoanrs@gmail.com

13 TS. Hoàng Lưu Thu Thủy Viện HL KHCN Việt Nam

- Khí hậu, biến đổi khí hậu và sinh khí hậu

- Những vấn đề đánh giá về khí hậu và tài nguyên khí hậu đối với một vùng lãnh thổ hoặc một số lĩnh vực cụ thể như du lịch, phát triển nông lâm nghiệp.

- Những vẫn đề về biến đổi khí hậu như: đánh giá tác động, đánh giá tổn thương

0918187668

thuy_hoangluu@yahoo.com

14 PGS. TS. Phan Thị Thanh Hằng Viện HL KHCN Việt Nam

- Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển bền vững du lịch, phát triển bền vững kinh tế - xã hội

- Quản lý tài nguyên nước.

0987709562

Hangphanvn@yahoo.com

15 TS. Lê Thị Thu Hiền Viện HL KHCN Việt Nam

- Ứng dụng viễn thám, GIS trong nghiên cứu, đánh giá tài nguyên môi trường

- Nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương hệ thống tự nhiên - xã hội, tài nguyên và môi trường

0989146219

hientuanphuong@yahoo.com

16 TS. Nguyễn Diệu Trinh Viện HL KHCN Việt Nam

- Quy hoạch quản lý môi trường nước;

- Quản lý tài nguyên nước.

- Quản lý tài nguyên nước trong bối cảnh xâm nhập mặn gia tăng.

- Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến nguồn nước ngầm

- Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến nguồn nước ngầm khu vực ven biển

0979881970

nguyendieutrinh70@gmail.com

17 PGS. TS. Ngô Trà Mai Viện HL KHCN Việt Nam

- Xử lý nước thải: đối với các bệnh viện u bướu hoặc có điều trị ung thư; nước rỉ rác từ các Nhà máy/dự án đốt rác phát điện; nước thải nhà máy giấy...

- Đánh giá hiện trạng môi trường (có sử dụng các mô hình như gauss, mike 21...) và xây dựng các biện pháp giảm thiểu đối với các nhà máy/xí nghiệp/ KCN.

0982700460

ngotramai@gmail.com

18 TS. Nguyễn Quang Hùng

Vụ KHCN&MT

VP Quốc hội

- Pháp luật kiểm soát ô nhiễm nước ở Việt Nam

- Bảo vệ môi trường nước mặt

- Công nghiệp môi trường và pháp luật công nghiệp môi trường

- Biến đổi khí hậu ở Việt Nam

- Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường

- Quản lý chất thải rắn đô thị

0987888000

quanghungvpqh@gmail.com