Vật lý

 KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: ĐỊNH HƯỚNG GIẢNG DẠY VẬT LÝ

Chương trình đào tạo: Định hướng giảng dạy Vật lý
Ngành đào tạo: Vật lý học
Mã ngành: 7440102
Trình độ đào tạo: Đại học
Thời gian đào tạo: 3,5 năm
Tổng số tín chỉ: 125 
Tổ hợp môn thi/xét tuyển:

Toán, Vật lý, Hoá học (A00)

Toán, Vật lý, Tiếng Anh (A01)

Toán, Ngữ văn, Vật lý (C01)

Toán, Hóa học, Tiếng Anh (D07)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu chung

Đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức cơ bản và chuyên sâu
về lĩnh vực Vật lý, có năng lực ngoại ngữ, có năng lực sư phạm và các kỹ năng nghề
nghiệp đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục, có kỹ năng giảng dạy
môn Vật lý tại các trường phổ thông và được các nhà tuyển dụng chào đón.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1 Kiến thức

 Sau khi tốt nghiệp người học sẽ:

- Có nền tảng kiến thức cơ bản và chuyên sâu về vật lý đại cương, vật lý hiện đại, thiên
văn học, kỹ thuật điện tử, trí tuệ nhân tạo (AI), có khả năng tự học các kiến thức mới
trong lĩnh vực Vật lý và Khoa học tự nhiên;

- Có kiến thức cơ bản và nâng cao về giáo dục học và lý luận dạy học, quản lý và đánh
giá học sinh; có kiến thức về thí nghiệm khoa học, phương pháp giảng dạy và nghiên
cứu khoa học.
- Có kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết toàn diện, chuyên sâu về ngành
Sư phạm Vật lý, kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật.

2.2 Kỹ năng

Sau khi tốt nghiệp người học sẽ đạt các kỹ năng sau:
- Có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp; có kỹ năng thuyết trình, kỹ
năng giao tiếp, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống và làm việc hiệu quả theo
nhóm, hội nhập được trong các môi trường làm việc như giáo dục và nghiên cứu.
- Có kỹ năng sư phạm, phát triển phương pháp dạy học tích cực, xây dựng quy trình
kiểm tra-đánh giá hiệu quả học tập của học sinh, biết lựa chọn và vận dụng phù hợp
các phương pháp và công nghệ vào dạy học liên ngành tại trường phổ thông trung học
và phổ thông cơ sở.
- Có kỹ năng nhận thức liên quan đến phản biện, phân tích, tổng hợp; kỹ năng thực
hành nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ phức
tạp; làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi.
- Có năng lực thiết kế, tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục và phát triển chương trình
môn khoa học tự nhiên ở THCS, môn Vật lý ở trường trung học phổ thông theo định
hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; có khả năng tự học, tự bồi dưỡng,
nghiên cứu khoa học; có phẩm chất cá nhân, phẩm chất nghề nghiệp và phẩm chất xã
hội đáp ứng chuẩn giáo viên trung học và yêu cầu công việc chuyên môn trong bối
cảnh đổi mới giáo dục phổ thông và hội nhập quốc tế..

2.3. Mức tự chủ và trách nhiệm

- Có ý thức trách nhiệm công dân; đạo đức nghề nghiệp; có ý thức kỷ luật cao; có tác
phong làm việc nghiêm túc, chính xác. Chấp hành đúng pháp luật Nhà nước; nghiêm
túc và trung thực trong học tập, nghiên cứu và làm việc.
- Có phương pháp làm việc khoa học, biết giải quyết những vấn đề mới do thực tiễn
đặt ra trong quá trình công tác, từ đó đúc rút được những kinh nghiệm thiết thực, hình
thành năng lực tư duy có tính sáng tạo, linh hoạt.
- Có ý thức xây dựng tập thể, có lối sống lành mạnh và cách ứng xử chuẩn mực.
- Có khả năng phân tích chương trình giáo dục và quy trình, định hướng phát triển của
chương trình giáo dục để vận dụng vào việc xây dựng, phát triển chương trình giáo
dục của nhà trường và địa phương cũng như chương trình học phần.

II. VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Sinh viên sau khi tốt nghiệp chương trình có vị trí việc làm chính như sau:
- Giảng dạy: Giảng dạy môn Vật lý tại các trường THPT, THCS, liên cấp. Giảng viên
giảng dạy Vật lý bậc cao đẳng, đại học, dạy nghề và trung cấp.
- Phân tích, sản xuất: Làm việc tại các công ty và tập đoàn quốc tế liên quan đến lĩnh
vực Vật lý, Vật liệu và Công nghệ nano.
- Kinh doanh: Phát triển kinh doanh các sản phẩm trong lĩnh vực Vật lý và Vật liệu.
- Nghiên cứu viên tại các cơ sở nghiên cứu Quốc gia; các trường Đại học, cao đẳng và
các cơ quan khoa học của các tỉnh, huyện, các công ty nhà nước hoặc tư nhân theo
hướng phát triển khoa học, chuyển giao công nghệ, các cơ quan trong các lĩnh vực gần
khác như: điện tử, công nghệ thực phẩm, công nghệ nano...
- Có thể tự nghiên cứu, chế tạo và phát triển các sản phẩm, giải pháp hữu ích có tính
sáng tạo cao, từ đó khởi nghiệp để thành lập các doanh nghiệp tư nhân,…
- Du học: Học lên bậc thạc sĩ và tiến sĩ tại các trường đại học quốc tế.

III. ĐỐI TÁC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

- Các trường THPT, THCS, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các
trường cao đẳng và đại học.
- Các trung tâm, viện nghiên cứu khoa học.
- Các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục.
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, kĩ thuật có liên quan đến ngành.

IV. THÔNG TIN TƯ VẤN – ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN

1. Phòng 107, Tầng 1, Khu hiệu bộ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên.

 SĐT tư vấn tuyển sinh: 02083.75.88.99 (trong giờ hành chính) - 0989.82.11.99.

 Website Trường: http://tnus.edu.vn – http://tuyensinh.tnus.edu.vn

 Facebook Trường: https://www.facebook.com/DHKHDHTN

 Website xét tuyển trực tiếp: https://dangkytuyensinh.tnus.edu.vn/

2. Văn phòng Viện Khoa học và Công nghệ (P.200 – Nhà Hiệu bộ) – Trường Đại học Khoa học.

Viện trưởng: PGS.TS. Nguyễn Xuân Ca, SĐT/Zalo: 0985338855

Phó Viện trưởng - Phụ trách đào tạo: PGS.TS. Nguyễn Văn Hảo, SĐT/ Zalo: 0989348258

Phụ trách Công tác Tuyển sinh 2025: PGS. TS. Nguyễn Thị Hiền, SĐT/ Zalo: 0983650263

Website Viện KH&CN: http://vienkhcn.tnus.edu.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/vatly.tnus