KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: HÀN QUỐC HỌC
Chương trình đào tạo | Hàn Quốc học |
Ngành đào tạo: | Hàn Quốc học |
Mã ngành: | 7310614 |
Trình độ đào tạo: | Đại học |
Thời gian đào tạo: | 4 năm |
Tổng số tín chỉ | 135 |
Tổ hợp môn thi/xét tuyển |
Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Toán, Ngữ văn, Địa lí |
I. Mục tiêu đào tạo
1. Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân chất lượng cao trong lĩnh vực Hàn Quốc học: có đạo đức nghề nghiệp, tác phong làm việc đúng kỷ luật, có ý thức phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, nắm vững kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, có kiến thức hệ thống về Hàn Quốc học. Cử nhân tốt nghiệp ngành Hàn Quốc học có kỹ năng thực hành và sử dụng tiếng Hàn trong giao tiếp xã hội cũng như các kỹ năng cần thiết trong công tác chuyên môn. Cử nhân ngành Hàn Quốc học có những kiến thức chuyên sâu về văn hoá, kinh tế về Hàn Quốc để có thể làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp của Hàn Quốc tại Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh và các địa phương trong cả nước; các tổ chức phi chính phủ; các cơ sở đào tạo liên quan đến Hàn Quốc; viện nghiên cứu, các cơ quan khác trong và ngoài nước.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Kiến thức
- Trang bị cho người học kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, pháp luật, tin học, môi trường để áp dụng các kiến thức đó vào cuộc sống, thực tiễn quản lý tổ chức và quản lý nhân sự trong tổ chức.
- Đào tạo cử nhân có năng lực, kiến thức và hiểu biết sâu sắc về Hàn Quốc như ngôn ngữ, kinh tế, văn hoá, xã hội, lịch sử…; nắm vững được văn hoá của Hàn Quốc, mối quan hệ giữa Việt Nam - Hàn Quốc; nắm vững những nghiệp vụ cần thiết trong các hoạt động chuyên môn liên quan đến Hàn Quốc học, nắm vững văn hoá doanh nghiệp của Hàn Quốc.
- Giúp người học rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, nắm vững kiến thức giáo dục quốc phòng và an ninh, nâng cao sức mạnh thể chất trong thực hiện nhiệm vụ, giữ gìn và bảo vệ tổ quốc.
2.2. Kỹ năng
- Rèn luyện cho người học kỹ năng giao tiếp, lập luận, đàm phán, phản biện, thuyết phục, sử dụng công nghệ thông tin trong truyền đạt, phổ biến kiến thức, kỹ năng, yêu cầu của công việc tới người khác trong hoạt động có sử dụng ngôn ngữ Hàn Quốc.
- Người học có khả năng khởi nghiệp; nhận diện và giải quyết vấn đề trong lĩnh vực công tác có sử dụng ngôn ngữ và kiến thức về đất nước Hàn Quốc.
- Người học có khả năng thực hiện thành thạo các kỹ năng chuyên môn trong hoạt động công tác, làm việc.
- Người học có năng lực ngoại ngữ, tin học theo quy định của Đại học Thái Nguyên và Trường Đại học Khoa học.
2.3. Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm
- Người học có đạo đức nghề nghiệp, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ trên cương vị công tác; có ý thức tự giác trong bồi dưỡng chuyên môn, ý thức học tập suốt đời để nâng cao trình độ; hình thành phong cách làm việc chuyên nghiệp, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi cần.
- Người học có khả năng làm việc độc lập, hướng dẫn, giám sát và phối hợp tốt với các thành viên nhóm trong việc thực hiện các nhiệm vụ với vai trò là nhà quản lý hay thành viên của nhóm.
- Người học có khả năng tổ chức, thực hiện biên dịch, phiên dịch, giải quyết các vấn đề và công việc có liên quan.
2.4. Trình độ Ngoại ngữ, Tin học
- Tin học: Sinh viên tốt nghiệp phải có đủ năng lực CNTT trong công việc nghề nghiệp (Theo Quy định chung của Trường Đại học Khoa học).
- Ngoại ngữ: Sử dụng tiếng Hàn Quốc với các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tương đương trình độ trung cấp bậc 4 theo quy định, Khung năng lực tiếng Hàn Quốc cấp 4 (theo khung năng lực 6 bậc) ban hành theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 21/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
II. VỊ TRÍ VIỆC LÀM
- Chương trình đào tạo Hàn Quốc học đảm bảo cung cấp kiến thức, kỹ năng để sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Hàn Quốc học có thể làm việc ở các vị trí công việc khác nhau như: nghiên cứu viên, giảng viên, chuyên viên hay biên - phiên dịch viên của các cơ quan chính phủ, viện nghiên cứu, tổ chức về văn hoá, giáo dục, ngoại giao, đầu tư, thương mại, các cơ sở giảng dạy tiếng Hàn, tiếng Việt của Việt Nam, Hàn Quốc và các tổ chức quốc tế khác.
- Giảng viên/Nghiên cứu viên: có khả năng làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu với tư cách là chuyên gia nghiên cứu về Hàn Quốc học.
- Thư ký văn phòng/Trợ lý đối ngoại: có khả năng làm việc tại các cơ quan nhà nước, văn phòng các công ty Hàn Quốc, công ty liên doanh hoặc công ty Việt Nam, phụ trách các mảng công việc có liên quan đến Hàn Quốc hay tiếng Hàn.
- Biên dịch viên/Phiên dịch viên: có khả năng làm việc độc lập với tư cách là một biên dịch viên đối với các văn bản viết hoặc một phiên dịch viên cho các cuộc gặp gỡ tiếp xúc song phương thông thường, biên tập viên tại các nhà xuất bản có ấn phẩm tiếng Hàn, đáp ứng nhu cầu giao tiếp quốc tế tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức nhà nước hoặc tư nhân của Việt Nam, Hàn Quốc trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội...
- Hướng dẫn viên du lịch, điều hành tour tại các công ty du lịch hay nhân viên biên – phiên. Hướng dẫn viên du lịch tại các khu du lịch có du khách Hàn Quốc hay làm trong công ty du lịch lớn đón tiếp du khách Hàn Quốc, thực hiện các chuyến du lịch Hàn Quốc.
- Chuyên viên Marketing với nhiệm vụ cơ bản là chuyên nghiên cứu về kinh tế, chính trị, đời sống, thương mại ở Hàn Quốc, sau đó viết bài lên website công ty, Quản trị Fanpage, Blog bằng tiếng Hàn Quốc cho công ty, doanh nghiệp ở Thái Nguyên có nhu cầu hợp tác với Hàn Quốc hoặc các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư ở Thái Nguyên.
- Quản lý nhân sự trong các công ty, doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam như ở Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên, TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra, các công ty, doanh nghiệp Việt Nam có hợp tác với các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng có nhu cầu sử dụng quản lý nhân sự Hàn Quốc học.
- Làm việc trong tổ chức phi chính phủ của Hàn Quốc ở Việt Nam.
- Nhân viên trong các sở Ngoại vụ, sở Kế hoạch và đầu tư ở các tỉnh thành, trong các cơ quan ngoại giao của Việt Nam, Hàn Quốc; văn phòng đại diện nước ngoài.
- Biên tập viên, phóng viên trong các cơ quan thông tấn, báo chí, các đài phát thanh - truyền hình trung ương và địa phương.
- Ngoài ra, sau khi hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm, người học có thể tham gia giảng dạy tiếng Hàn, có khả năng nghiên cứu và tiếp tục học lên trình độ cao học.
III. ĐỐI TÁC SẼ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG, THỰC TẬP
- Khoa Khoa học cơ bản, Trường CĐ Kinh tế - kĩ thuật, ĐHTN.
- Trung tâm Ươm tạo, khởi nghiệp và cung ứng nhân lực Đại học Thái Nguyên
- Công ty cổ phần hợp tác quốc tế Hashi Việt Nam (Thái Nguyên).
- Công ty cổ phần quốc tế Thái Nguyên
- Công ty TNHH LG DISPLAY Việt Nam Hải Phòng.
- Công ty TNHH GU VINA (Việt Yên – Bắc Giang)
- Công ty TNHH Quốc tế BIC (Hải Dương)
- Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại Quốc Tế LIM (Hà Nội)
- Trung tâm ngoại ngữ ICO Thái Nguyên (TIC)
IV. THÔNG TIN TƯ VẤN - ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN
1. Phòng 107, Tầng 1, Khu hiệu bộ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên.
SĐT tư vấn tuyển sinh: 02083.75.88.99 (trong giờ hành chính) - 0989.82.11.99.
Website Trường: http://tnus.edu.vn – http://tuyensinh.tnus.edu.vn
Facebook Trường: https://www.facebook.com/DHKHDHTN
Website xét tuyển trực tiếp: https://dangkytuyensinh.tnus.edu.vn/
2. Văn phòng Bộ môn Hàn Quốc học (Tầng 2. Phòng 208A – Nhà Hiệu bộ)
1.TS.Dương Thị Huyền. SĐT 0975702362
2.TS.Nguyễn Thị Huyền Trang. SĐT 0913396141