Ngôn ngữ và Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam

 

Chương trình đào tạo: NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM
Ngành đào tạo: Ngôn ngữ và Văn hóa các Dân tộc thiểu số Việt Nam
Mã ngành: 7220113
Trình độ đào tạo: Đại học
Thời gian đào tạo: 3,5 năm
Tổng số tín chỉ 125
Tổ hợp môn thi/xét tuyển

Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí (C00)

Ngữ văn, Toán, GDCD (C14)

Ngữ văn, Toán, T.Anh (D01)

Toán, GDCD, Tiếng Anh (D84)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ và Văn hóa các DTTS Việt Nam trình độ đại học nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, khoa học xã hội, pháp luật và công nghệ thông tin; kiến thức lý thuyết chuyên sâu về ngôn ngữ và văn hóa DTTS Việt Nam; kiến thức thực tế vững chắc; có kỹ năng nhận thức liên quan đến phản biện, phân tích, tổng hợp; kỹ năng thực hành nghề nghiệp; kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp; kỹ năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức về ngôn ngữ và văn hóa DTTS Việt Nam; đáp ứng yêu cầu trong công tác giảng dạy và một số nghề nghiệp có liên quan đến lĩnh vực DTTS sau khi tốt nghiệp. 

2. Mục tiêu cụ thể

Về kiến thức

- Người học nắm vững kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, khoa học xã hội, pháp luật, công nghệ thông tin; kiến thức thực tế...để áp dụng vào học tập và nghiên cứu, đáp ứng yêu cầu trong công tác giảng dạy và một số nghề nghiệp có liên quan đến lĩnh vực DTTS.

- Người học nắm vững kiến thức nền tảng về văn hóa Việt Nam, đặc biệt là văn hóa vùng DTTS, văn hóa tộc người, đặc trưng của ngôn ngữ DTTS và giao tiếp đa văn hóa. Có khả năng giải thích, thẩm định và vận dụng các hiện tượng văn hóa và ngôn ngữ DTTS Việt Nam vào thực tiễn nghề nghiệp.

- Người học có kiến thức nền tảng, kiến thức thực tế và có khả năng khái quát, phân tích, đánh giá chuyên sâu về ngôn ngữ DTTS Việt Nam; áp dụng, thiết kế hoạt động trong giảng dạy tiếng DTTS ở bậc phổ thông.

- Người học biết vận dụng kiến thức liên ngành về văn hóa, ngôn ngữ, du lịch, truyền thông... để làm việc trong lĩnh vực phù hợp.

Về kỹ năng

- Người học có kỹ năng nhận thức liên quan đến phản biện, phân tích, tổng hợp và có kỹ năng thực hành nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực Ngôn ngữ và Văn hóa các DTTS Việt Nam.

- Người học nắm vững và sử dụng thành thạo các kỹ năng: Nghe - Nói - Đọc - Viết tiếng DTTS (Tày, Mông, Dao); thiết kế nội dung giảng dạy và tổ chức hoạt động giảng dạy tiếng DTTS ở bậc phổ thông.

- Người học nắm vững công cụ và phương pháp giảng dạy hiện đại trong giảng dạy tiếng DTTS ở bậc phổ thông.

- Người học có kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp; có kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tư duy phản biện, kĩ năng giải quyết vấn đề...trong giảng dạy và hoạt động nghề nghiệp có liên quan.

- Người học sử dụng tốt ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam (ngoại ngữ tương đương trình độ TOEIC ≥ 450 điểm).

Về mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Yêu mến, trân trọng, bảo tồn, quảng bá ngôn ngữ và văn hóa DTTS Việt Nam. Người học có ý thức về trách nhiệm công dân và đạo đức nghề nghiệp, tác phong làm việc có kế hoạch và khoa học, có ý thức tự giác trong bồi dưỡng chuyên môn, học tập suốt đời.

- Người học có năng lực làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, có khả năng phân tích và đề xuất sáng kiến, giải quyết vấn đề phát sinh; có năng lực lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá và điều chỉnh các hoạt động liên quan đến lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu ngôn ngữ các DTTS Việt Nam và quản lý văn hóa.

II. VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết để có thể làm việc tốt ở các vị trí sau:

- Giáo viên có năng lực giao tiếp và giảng dạy tiếng dân tộc bậc phổ thông tại vùng DTTS.

- Chuyên viên công tác tại các sở, ban ngành có liên quan đến lĩnh vực DTTS (Ban Dân tộc, Đài PTTH, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch…).

- Trở thành nghiên cứu viên tại các Sở, Ban, Ngành có liên quan đến lĩnh vực DTTS. 

III. ĐỐI TÁC SẼ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG, THỰC TẬP

- Các cơ quan gắn với vùng đồng bào dân tộc (Tày/Mông/Dao...);

- Các trường phổ thông dân tộc nội trú nơi có học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số (Tày/Mông/Dao...);

- Các trường phổ thông giảng dạy tiếng dân tộc thiểu số (Tày/Mông/Dao...).

VI. THÔNG TIN TƯ VẤN -  ĐĂNG KÍ XÉT TUYỂN

1. Phòng 107, Tầng 1, Khu hiệu bộ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên.

 SĐT tư vấn tuyển sinh: 02083.75.88.99 (trong giờ hành chính) - 0989.82.11.99.

 Website Trường: http://tnus.edu.vn – http://tuyensinh.tnus.edu.vn

 Facebook Trường: https://www.facebook.com/DHKHDHTN

 Website xét tuyển trực tiếp: https://dangkytuyensinh.tnus.edu.vn/

2.Văn phòng Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa (Tâng 1. Phòng 102 - Nhà Hiệu bộ) 

Phụ trách Khoa: TS. Cao Duy Trinh, SĐT: 0912.621599

Phụ trách Công tác Tuyển sinh 2024: 

TS. Nguyễn Diệu Linh, SĐT: 0975.190882 Email: linhnd@tnus.edu.vn

TS. La Thị Mỹ Quỳnh, SĐT: 0986.777326 Email: quynhltm@tnus.edu.vn

Thông tin về khoa NN&VH và chương trình đào tạo: http://nnvh.tnus.edu.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/nnvh.tnus/