Luật
Chương trình đào tạo LUẬT
Ngành đào tạo: Luật
Mã ngành: 7380101
Trình độ đào tạo: Đại học
Thời gian đào tạo: 4 năm
Tổng số tín chỉ 135
Tổ hợp môn thi/xét tuyển

Văn, Lịch sử, Địa lí (C00)

Văn, Toán, Giáo dục công dân (C14)

Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân (C20)

Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (D01)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo được xây dựng nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về pháp luật, dịch vụ pháp luật, thực tiễn pháp lý, có các kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp phù hợp. Sản phẩm của chương trình đào tạo là các cử nhân luật có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức, có kiến thức và năng lực để có thể nghiên cứu cũng như giải quyết được các vấn đề cơ bản trong lĩnh vực pháp luật, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

- Có kiến thức lý luận và thực tiễn toàn diện, chuyên sâu về ngành luật và vận dụng được các kiến thức đó vào giải quyết công việc, các tình huống thực tiễn trong lĩnh vực công tác.

- Có kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin, kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong hoạt động chuyên môn.

- Có kỹ năng và thái độ cá nhân, kỹ năng và phẩm chất nghề nghiệp, kỹ năng nhận thức, tư duy, phân tích, đánh giá các vấn đề pháp lý nói chung; vận dụng kiến thức, kỹ năng vào nhận diện và giải quyết các tình huống thực tiễn trong lĩnh vực pháp lý đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm.

- Có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng soạn thảo các văn bản, đàm phán hợp đồng và các kỹ năng mềm trong giải quyết các vấn đề thực tiễn.

- Có phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm với xã hội, có năng lực tự chủ và trách nhiệm, thích ứng được với sự thay đổi của xã hội; hoàn chỉnh tri thức và kỹ năng nền tảng để tiếp tục học tập ở trình độ cao, tự lập nghiệp, có khả năng tự học, lập kế hoạch học tập, trải nghiệm.

II. VỊ TRÍ VIỆC LÀM

1. Vị trí việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp

-  Làm việc tại các cơ quan nhà nước như cơ quan quyền lực, cơ quan quản lý hành chính nhà nước, cơ quan tư pháp, cơ quan kiểm sát, các đơn vị sự nghiệp từ trung ương tới địa phương, đặc biệt là các cơ quan bảo vệ pháp luật như: toà án, kiểm sát, thi hành án, công an… và các cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội;

-  Hành nghề độc lập hoặc làm việc cho các tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý như: văn phòng luật sư, công ty luật (luật sư), văn phòng công chứng (công chứng viên), thừa phát lại, quản tài viên, doanh nghiệp quản lý và thanh lý tài sản, các trung tâm trọng tài, hoà giải… của Việt Nam và nước ngoài;

-  Làm việc cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước với tư cách là các chuyên viên, nhân viên pháp chế, tư vấn pháp luật, quản trị nhân sự, tài chính ngân hàng…;

-  Giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về pháp luật, hành chính – chính trị như các trường đại học, cao đẳng, trung học, trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu..;

-  Làm việc cho các tổ chức phi chính phủ, liên chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế có các hoạt động liên quan đến pháp luật.

2. Học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

-  Tự học tập để nâng cao kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận và kiến thức thực tiễn trong cuộc sống; duy trì động cơ, mục đích và khả năng học tập suốt đời phù hợp với vị trí công việc sau khi tốt nghiệp;

-  Tiếp tục học tập ở các bậc học cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ) tại các cơ sở đào tạo luật trong và ngoài nước;

-  Tham gia các khoá đào tạo chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ như: Thẩm phán, thư ký Toà án, kiểm sát viên, điều tra viên, luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, quản lý và thanh lý tài sản…

III. ĐỐI TÁC SẼ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG, THỰC TẬP

Khoa Luật luôn chú trọng mở rộng, phát triển đối tác nhằm trao đổi học thuật, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và tìm kiếm cơ hội hợp tác phục vụ mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo các yêu cầu của chuẩn đầu ra, đưa chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của Khoa phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của xã hội. Khoa Luật thực hiện đẩy mạnh quan hệ hợp tác với nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị đào tạo, nghiên cứu và hoạt động xã hội uy tín trong lĩnh vực đào tạo.

Hiện nay Khoa Luật có quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp uy tín như UBND các cấp tỉnh, huyện, xã, phường, thị trấn; Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp và Doanh nghiệp uy tín trên địa bàn tỉnh. Những năm qua, các đối tác này đã có nhiều hoạt động hợp tác hiệu quả với Khoa trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hỗ trợ bảo đảm chất lượng, chia sẻ thông tin, quảng bá thương hiệu và thúc đẩy kết nối phát triển chất lượng đào tạo người học.

IV. THÔNG TIN TƯ VẤN - ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN

Văn phòng Khoa Luật (P.302 – Nhà Hiệu bộ) – Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên (Phường Tân Thịnh, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên)

Trưởng Khoa Luật: TS. Nguyễn Thị Hoàng Lan, SĐT: 0912454656

Email: hoanglan@tnus.edu.vn

Trợ lý Tuyển sinh: ThS. Dương Thị Thúy, SĐT: 0976778496

Số điện thoại: (02083.75.88.99 - Trong giờ hành chính) - 0989.82.11.99.

Email: duongthanhthuy1010@gmail.com

Website Trường: http://tuyensinh.tnus.edu.vn/