Chương trình đào tạo | HÓA DƯỢC |
Ngành đào tạo: |
Hóa dược |
Mã ngành: | 7720203 |
Trình độ đào tạo: | Đại học |
Thời gian đào tạo: | 4 năm |
Tổng số tín chỉ | 135 |
Tổ hợp môn thi/xét tuyển |
Toán, Vật lý, Hoá học (A00) Toán, Hoá học, Sinh học (B00) Ngữ Văn, Toán, Địa lí (C04) Ngữ văn, Toán, Tiếng anh (D01) |
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Mục tiêu chung
Hóa dược là một ngành học kết hợp giữa hóa học và dược học, nhằm nghiên cứu, phát triển, sản xuất và ứng dụng các hợp chất hóa học có hoạt tính sinh học, được sử dụng trong điều trị, chẩn đoán và phòng ngừa bệnh tật. Đây là một ngành quan trọng trong lĩnh vực khoa học đời sống, đóng vai trò cốt lõi trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống và sức khỏe cộng đồng.
Chương trình đào tạo Hóa dược nhằm mục đích cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao, chuyên môn vững vàng và tay nghề thành thạo trong các lĩnh vực như tổng hợp, thiết kế và phát triển thuốc, chiết xuất và phân tích hoạt tính sinh học, phân tích–kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm, cũng như các sản phẩm chế biến từ dược liệu.
2. Mục tiêu cụ thể
- Cung cấp kiến thức vững vàng về hóa học và dược học: Sinh viên sẽ nắm vững các nguyên lý hóa học cơ bản, hóa học hữu cơ, vô cơ, sinh học, và các quy trình hóa học trong dược học.
- Phát triển kỹ năng nghiên cứu và phát triển thuốc: Sinh viên học cách nghiên cứu, phát triển, tối ưu hóa công thức thuốc, cũng như các phương pháp mới trong thiết kế và sản xuất thuốc.
- Kỹ năng phân tích và kiểm nghiệm dược phẩm: Sinh viên được đào tạo về các phương pháp phân tích, kiểm nghiệm chất lượng dược phẩm, mỹ phẩm và các sản phẩm dược liệu.
- Nâng cao kỹ năng chiết xuất và ứng dụng các hợp chất sinh học: Sinh viên học cách chiết xuất các hợp chất từ dược liệu và nghiên cứu hoạt tính sinh học của các hợp chất này.
- Đảm bảo chất lượng và an toàn dược phẩm: Sinh viên hiểu và áp dụng các quy trình kiểm soát chất lượng, đánh giá độ an toàn và hiệu quả của dược phẩm trong quá trình sản xuất và tiêu thụ.
- Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp: Sinh viên được đào tạo để làm việc hiệu quả trong môi trường nhóm, có khả năng giao tiếp và phối hợp với các chuyên gia trong ngành dược.
- Phát triển thái độ và đạo đức nghề nghiệp: Sinh viên được giáo dục về tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp trong việc sản xuất và phát triển dược phẩm, đồng thời bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
II. VỊ TRÍ VIỆC LÀM
Sau khi tốt nghiệp ngành Hóa Dược, sinh viên có thể làm việc tại:
1. Chuyên viên Nghiên cứu và Phát triển (R&D)
Đây là một trong những công việc hấp dẫn và sáng tạo nhất, nơi người học sẽ tham gia vào việc nghiên cứu và phát triển các loại thuốc mới, cải tiến quy trình sản xuất dược phẩm. Công việc này không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu về hóa học và dược học mà còn mở ra cơ hội để đóng góp vào sự tiến bộ của y học.
2. Quản lý Sản xuất Dược phẩm
Người học sẽ đảm nhận vai trò quan trọng trong việc giám sát quy trình sản xuất dược phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế và tuân thủ các quy định của ngành. Đây là công việc có thể mang lại nhiều cơ hội thăng tiến trong ngành công nghiệp dược phẩm.
3. Chuyên viên Kiểm nghiệm Dược phẩm
Người học sẽ tham gia vào quá trình kiểm tra, đánh giá chất lượng thuốc, từ các thành phần nguyên liệu cho đến sản phẩm hoàn thiện. Công việc này giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả cho người tiêu dùng, đồng thời đóng góp vào việc duy trì chất lượng của sản phẩm dược phẩm.
4. Chuyên viên Quản lý Chất lượng
Trong vai trò này, người học sẽ làm việc tại các công ty dược phẩm, tham gia vào việc kiểm soát và cải tiến quy trình sản xuất, đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Đây là một vị trí quan trọng trong việc bảo vệ uy tín và sự tin tưởng của khách hàng đối với các sản phẩm dược
5. Chuyên viên Tư vấn Dược phẩm
Trong vai trò này, người học sẽ làm việc tại các công ty dược phẩm, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm thuốc, các liệu pháp điều trị. Đây là một công việc kết hợp giữa kiến thức chuyên môn và kỹ năng giao tiếp, có thể mang lại nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp.
6. Giảng viên Ngành Hóa dược
Nếu bạn đam mê nghiên cứu và chia sẻ kiến thức, người học có thể trở thành giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành Hóa dược. Giảng dạy và đào tạo thế hệ chuyên gia hóa dược mới tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học có đào tạo về hóa dược, công nghiệp dược, dược sỹ. Đây là công việc giúp người học không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn tham gia vào các dự án nghiên cứu khoa học. Hoặc người học có thể học ở bậc học cao hơn như Thạc sỹ và Tiến sỹ Hóa dược trong và ngoài nước.
7. Công tác ở các viện nghiên cứu
Người học có thể làm nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu về hóa dược, dược liệu, dược học và tham gia các dự án nghiên cứu hóa dược và công nghệ dược phẩm.
III. ĐỐI TÁC SẼ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG, THỰC TẬP
- Công ty Dược phẩm và thương mại Phương Đông,
- Công ty Dược phẩm Nasaki
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên
- Viện Hóa học - Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam
IV. THÔNG TIN TƯ VẤN - ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN
1. Phòng 107, Tầng 1, Khu hiệu bộ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên.
SĐT tư vấn tuyển sinh: 02083.75.88.99 (trong giờ hành chính) - 0989.82.11.99.
Website Trường: http://tnus.edu.vn – http://tuyensinh.tnus.edu.vn
Facebook Trường: https://www.facebook.com/DHKHDHTN
Website xét tuyển trực tiếp: https://dangkytuyensinh.tnus.edu.vn/
2. Văn phòng Khoa Hóa học (P.202 – Nhà Hiệu bộ)
Tư vấn về chương trình Hóa dược:
PGS.TS. Vương Trường Xuân
Phó Trưởng khoa Khoa Học Tự Nhiên và Công Nghệ, Trường Đại Học Khoa Học - ĐH Thái Nguyên
ĐT: 0965478187
Khoa Hóa học: http://hoahoc.tnus.edu.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/hoahoc.tnus/